Vlookup là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Đây là hàm cho phép người dùng tìm kiếm các giá trị theo cột. Ở bài đăng này hãy cùng Bib Space chúng mình tìm hiểu về cách dùng hàm VLookup cùng những lưu ý khi sử dụng nhé
Xem thêm bài viết liên quan - Đánh số trang trong Excel - Đổi số thành chữ trong Excel
Khi nào dùng Vlookup và Hlookup?
Vlookup và Hlookup là 2 hàm dùng để tìm kiếm và lọc dữ liệu nổi tiếng mà dường như dân văn phòng nào cũng biết đến. Nhưng liệu bạn có biết khi nào nên dùng Hlookup khi nào dùng Vlookup chưa ?
Khi khu vực dò tìm (bảng dò tìm) được xếp dọc thì ta sẽ dùng hàm Vlookup. Còn nếu bảng dò tìm xếp ngang thì ta sẽ dùng Hlookup.
Hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup cơ bản
Cú pháp hàm:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, [Range_lookup])
Giải nghĩa cú pháp
- Lookup_value: Giá trị hoặc vị trí cần dò tìm. (Có thể tự điền trực tiếp hoặc tham chiếu với công thức trên bảng tính)
- Table_array: Khu vực cần dò tìm. Cần cố định bảng số liệu bằng F4 và nếu dùng laptop thì FN+F4
- Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong khu vực dò tìm. (Lưu ý chỉ tính từ trái sang phải)
- Range_lookup: Giá trị Logic (TRUE = 1 & FALSE = 0)
- + Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): So sánh tương đối.
- + Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): So sánh chính xác.
- + Nếu bỏ qua đối này thì Excel hiểu là Range_lookup = 1 một cách mặc định.
Ví dụ minh họa cho hàm vlookup excel
Đề bài: Tính thuế nhập khẩu theo bảng số liệu được cho dưới đây:
Theo như ví dụ trên cột ta cần tính chính là cột G. Vì thế tại ô G5 ta gõ công thức =VLOOKUP(D5,$D$17:$F$20,2,0)*E5
Giải thích công thức
- Vlookup là hàm được sử dụng
- D5 đối tượng cần tìm. Và ở đây “đối tượng” cần tìm là 1,2,3,4
- $D$17:$F$20: Bảng giới hạn dò tìm. Chính là D17:F20 nhưng được F4 để Fix cố định địa chỉ ô để Copy công thức xuống các ô G6->G12 thì công thức sẽ không bị thay đổi.
- 2: thứ tự số liệu cần lấy
- 0: Trường hợp này chúng ta lấy giá trị tuyệt đối nên chọn là 0 hoặc False
- E5: Đơn giá sản phẩm để tính ra thuế nhập khẩu.
Khi áp dụng công thức ta sẽ được kết quả như sau:
Sử dụng hàm Vlookup để tìm kết quả gần đúng
Khi sử dụng hàm Vlookup sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng khi nào nên dùng Range_lookup=1 và khi nào cần dùng Range_lookup=0
Theo định nghĩa từ Microsoft Office thì Range_lookup=1 được sử dụng khi chúng ta cần tìm giá trị tương đối (nghĩa là gần đúng hoặc giá trị hợp lý nhất khi không tìm thấy kết quả nào tương tự).
Ví dụ: Xếp loại học sinh dựa theo điểm trung bình trong trường hợp dưới đây thì ta nên dùng Range_lookup=1. Vì để xếp loại theo bảng tham chiếu thì ta bắt buộc phải lấy giá trị tương đối nghĩa là gần đúng, 9.1 gần với 9, 5.3 gần với 5
- Từ 9: xếp loại giỏi ( lớn hơn hoặc bằng 9, 9 <= x)
- Từ 6.5 đến dưới 9: xếp loại khá (6.5 <= x < 9)
- Từ 5 đến dưới 6.5: xếp loại trung bình (5 <= x < 6.5)
Để điền vào cột Xếp loại (cột D), chúng ta có thể dùng hàm VLOOKUP như sau trong ô D4:
=VLOOKUP(C4,$B$10:$C$12,2,TRUE)
hoặc
=VLOOKUP(C4,$B$10:$C$12,2,1)
Lưu ý: Khi sử dụng hàm Vlookup trong Excel để thực hiện tra cứu gần đúng. Bảng tra cứu cần được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Nếu bạn không sắp xếp bảng tra cứu theo thứ tự này. Kết quả tra cứu dùng hàm Vlookup sẽ bị sai.
Những lưu ý khi sử dụng làm Vlookup trong Excel
- Hàm Vlookup không thể đưa ra kết quả khi cột lấy kết quả nằm phía bên trái của cột chứa dữ liệu cần tra cứu. Để xử lý cần sử dụng kết hợp hàm Index và Match
- Hàm Vlookup tra cứu không phân biệt chữ hoa / chữ thường.
- Chú ý tham số cuối cùng [range_lookup] để chọn đúng TRUE hay FALSE
- Khi tra cứu gần đúng, chú ý dữ liệu trong cột tra cứu cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
- Khi giá trị cần tra cứu không được tìm thấy, Vlookup sẽ trả về lỗi #NA.
Hy vọng thông qua bài viết Vlookup EXCEL và những kiến thức căn bản này của Bib Space. Sẽ hỗ trợ được bạn trong quá trình học tập và làm việc.
>>> Tham khảo cho thuê phòng họp giá rẻ
—-
Thông tin liên hệ
– 76/50B Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận
– Lầu 3, số 09 Lê Trung Nghĩa, phường 12, quận Tân Bình
Hotline: 0779456866 (A.Hoàng) – 0335224491 (bib)
Website: https://thebibspace.com/
Email: [email protected]
Fanpage: The bib Space
Youtube: The bib Office